Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Mách bạn cách ăn buffet sao cho đúng cách và hiệu quả

Hiện nay hình thức buffet (buffet Riverside, buffet thái, ... ) đang tràn lan và được rất nhiều thực khách ủng hộ vì tính hiện đại cũng như sự thoải mái của nó. Ăn Buffet giúp đa dạng dinh dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng làm cách nào để ăn buffet được nhiều hơn, thông minh hơn là điều mà không phải ai cũng biết.


A. Đừng cố bắt tội dạ dày

Đầu tiên, khi bước vào phòng ăn, khoan vội đến ngay quầy lấy dĩa mà hãy đi lướt qua một vòng thưởng ngoạn xem thực đơn hôm nay có những món gì và vị trí các món ăn sắp đặt ở đâu. Khi đó, trong đầu đã “chấm” sẵn các món “dứt khoát” ăn, kế đến là các món dự định thử cho biết. Sau khi kết thúc một vòng thì chắc là bạn đã đói lắm rồi. Hãy lấy dĩa và chọn cho mình các món ăn khai vị đầu tiên. Khi chọn món, cần lưu ý:

1. Món hấp, luộc, súp sẽ tốt cho bạn hơn
Hạn chế các món quá nhiều chất béo như thịt mỡ, món chiên quay, nhất là món tẩm bột chiên vì rất giàu năng lượng. Bạn sẽ phải vận động thể lực rất tích cực nhiều ngày sau đó mới tiêu được hết phần năng lượng này. Ăn quá nhiều béo cũng rất khó tiêu. Nhớ ăn kèm rau các loại để hạn chế hấp thu chất béo. Tuy nhiên lưu ý khi dùng các loại nước xốt béo (mayonnaise) dùng cho món rau trộn vì chứa nhiều năng lượng.



2. Chọn thịt nạc, thịt gia cầm (bỏ da), các loại cá và hải sản một cách vừa đủ
Ăn nhiều đạm quá cũng gây đầy bụng, khó tiêu. Món nướng cũng khá hấp dẫn nhưng nên chọn loại không bị cháy và ám khói. Thịt cháy, nhất là thịt mỡ cháy sẽ chứa nhiều độc chất rất có hại. Các món ăn nhiều muối như thịt xông khói, dưa muối mặn, các món kho mặn, các loại nước xốt chỉ nên ăn ít thôi.

3. Thử trước một ít với món lạ
Nếu nếm thử thấy được thì hãy ăn thật. Đừng thấy món ăn trông bắt mắt mà lấy thật nhiều, bởi nếu không hạp khẩu vị sẽ rất phí. Người có cơ địa dị ứng nên thận trọng với các món ăn lạ. Tốt nhất nên hỏi nhân viên nhà hàng xem thành phần món đó là gì trước khi chọn ăn. Nếu chọn các món Nhật như sushi thì cũng tốt nhưng hãy thử một ít wasabi xem bạn có chấp nhận được không. Nó cay đến tận mũi đấy.



4. Ăn sau cùng các món giúp no bụng
Như cơm chiên, cơm trắng, xôi, bún…, khi đã thử hầu hết các món ưa thích mà bụng vẫn còn chỗ trống.

5. Không uống quá nhiều khi ăn
Vì sẽ làm no căng bụng và dịch vị bị pha loãng, khó tiêu. Hãy chọn thức uống là nước ép trái cây và uống từng ít một. Vitamin từ trái cây rất có lợi. Nước ép thơm có chứa nhiều men tiêu đạm, phù hợp với tiệc buffet ăn thịnh soạn.


6. Ăn trái cây tráng miệng thay vì chè bánh 
Các món chè bánh sẽ níu kéo sự chú ý của bạn. Thế nhưng lúc này bạn đã no lắm rồi và các món này cũng giàu năng lượng không kém. Hãy cân nhắc khi lấy thêm món nào lúc này. Có lẽ ăn một ít trái cây tráng miệng sẽ là chọn lựa tốt nếu bạn đã no. Đừng cố bắt tội cái dạ dày khốn khổ của bạn. Nó sẽ không thể làm việc nổi với cái mớ hỗn độn mà bạn vừa nạp vào.


B. Ăn chậm, dừng đúng lúc

Nên ăn chậm rãi để thưởng thức món ăn, trò chuyện với bạn bè để cảm nhận chính xác cảm giác no. Ăn nhanh quá sẽ dễ dẫn đến ăn quá mức cần thiết do não chưa kịp nhận được tín hiệu no từ dạ dày gởi lên.
Khi ăn buffet, món ăn luôn đa dạng và sẵn có nhưng dạ dày của bạn lại rất hạn chế. Do vậy, chỉ nên lấy thức ăn mỗi thứ một ít, dù là với món cực kỳ ưa thích. Bạn sẽ còn cơ hội quay lại lấy thêm nếu bụng vẫn còn sức chứa. Đừng sợ món ăn hết mà lấy thật nhiều. Không nên tốt bụng lấy giúp thức ăn cho bạn bè khi ăn buffet vì ai cũng có quyền lựa chọn và khẩu vị mỗi người mỗi khác. Có ai đo được dạ dày của người khác đâu, mình còn chưa biết mình đã no chưa nữa là.


Văn hoá ăn buffet” không cho phép bạn để thừa một tí thức ăn nào vì ăn cái gì và bao nhiêu là quyền của bạn. Người có các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, thừa cân béo phì, bệnh gút (gout), đái tháo đường, tăng cholesterol máu, rối loạn mỡ máu… cần hết sức tỉnh táo khi ăn buffet.
Bữa ăn buffet sẽ rất có lợi cho bạn nếu biết cách chọn lựa món ăn hợp với sức khoẻ của mình và hãy nhớ dừng đúng lúc!


Thưởng thức hương vị thơm ngon độc đáo cùng các món mới lạ, hấp dẫn của các kiểu buffet sáng, trưa, tối sẽ cho bạn sự trải nghiệm tuyệt vời về ẩm thực: http://www.cungmua.com/nha-hang-quan-an-gia-re_c53.html?f=productType_10:buffet-11&lf=productType_10

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Cách giữ vitamin C cho rau quả

Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả, vì thế cần chú ý đến quá trình bảo quản, chế biến và sử dụng để tránh làm mất đi loại vitamin này.

Không chua vẫn cho nhiều vitamin C

Trong quan niệm của người dân, những loại trái cây, rau quả có tính chua thì cho nhiều vitamin C. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì trong thực tế có nhiều loại rau trái không chua nhưng lại chứa rất nhiều vitamin C.


Theo TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP. HCM, quả ớt đỏ ngọt (tươi) cứ 100 ml (khoảng 1/2 ly) sẽ cho 95 mg vitamin C; 3/4 ly cam ép chứa 93 mg C; 3/4 ly nước ép từ quả nho có 70 mg C; nửa ly bông cải xanh luộc chín có 51 mg C; một quả kiwi loại vừa chứa 64 mg C; một củ khoai tây nướng hoặc một trái cà chua sống có 17mg C; một muỗng cà phê nước cốt chanh tươi có 6mg C... Điều đó cho thấy, một số thực phẩm như ớt, bông cải xanh hay khoai tây không hề chua nhưng lại cho nhiều vitamin C.

Cách bảo quản và sử dụng

Cách bảo quản vitamin C tốt nhất là ở nhiệt độ lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ hạn chế việc mất lượng vitamin C trong rau trái. Cũng theo TS-BS Minh Hạnh, các loại rau quả, trái cây cung cấp rất nhiều vitamin C, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch, đẩy lùi các bệnh lão hóa... Loại vitamin này lại rất dễ mất bởi nhiệt độ, ánh sáng hay thời gian. Trong quá trình chế biến thực phẩm, cần đậy nắp nồi để không bị mất vitamin C, nấu xong nên dùng ngay, vì càng để lâu, lượng vitamin này càng giảm.


Với các loại rau thì trong lá có nhiều vitamin C hơn là thân, riêng với các loại quả chín trên cây sẽ cho nhiều vitamin C hơn là hái quả xanh và để chín. Những người ăn chay thường xuyên, để giúp cơ thể dễ hấp thu chất sắt, canxi... cần ăn nhiều các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C. Bên cạnh đó, vitamin C cũng rất tốt cho những người nghiện thuốc lá. Ăn nhiều rau trái sẽ giúp bổ sung lượng vitamin C bị mất do thuốc lá gây ra.

Tham khảo thông tin khuyến mãi tại Cùng Mua: http://www.cungmua.com/

Những thực phẩm không nên ăn khi đói

Khoai tây, chuối, tỏi hay cà chua... là những thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng khi đang đói bụng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số chất có trong các loại thực phẩm kể trên có thể kích thích nhanh quá trình tiết axit của dạ dày khi đang trống rỗng, điều này có tác động rất xấu đến sức khỏe của bạn.

Dưới đây là một số thực phẩm bạn cần tránh khi đang đói bụng:

1. Chuối

Sẽ là có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn một trái chuối khi vừa thức dậy vào buổi sáng lúc dạ dày đang trống rỗng. Ăn chuối vào lúc này sẽ làm tăng lượng magiê, phá hủy tình trạng cân bằng giữa canxi và magiê trong máu cũng như các chất ức chế nhịp tim, mạch khác.



2. Khoai tây

Khi đói bụng, bạn không nên ăn khoai tây vì nó kích thích quá trình tiết axit trong dạ dày. Với những người bị bệnh viêm và đau dạ dày, lời khuyên hữu ích là không nên ăn khoai tây vào lúc dạ dày đang trống rỗng để tránh làm bệnh nặng thêm.

3. Tỏi

Ngoài việc là một gia vị quan trọng, tỏi còn là một dược thảo rất tốt để làm thuốc. Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn tỏi vào lúc đang đói vì điều này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và đường ruột, không tốt cho sức khỏe.

4. Cà chua

Trong quả cà chua có chứa nhiều axit và các hợp chất có thể hòa tan. Vì thế, nếu ăn cà chua vào lúc đói bụng, những chất này sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày tạo nên những khối khó tiêu hóa, dẫn đến đau bụng.

5. Uống nước để lạnh hoặc nước đá

Uống một ly nước để lạnh vào lúc bụng đói sẽ không có lợi cho quá trình tiêu hóa của bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến phản ứng của các enzyme trong dạ dày, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa. Riêng đối với phụ nữ, hậu quả của việc này là có thể gây nên rối loạn kinh nguyệt.

6. Uống bia, rượu

Sử dụng bia, rượu vào lúc dạ dày đang còn trống, nhất là các loại rượu mạnh dễ làm phát sinh tình trạng ngộ độc rượu nghiêm trọng, gây nôn ói, đau bao tử và các triệu chứng khác về huyết áp, tim mạch.

Tham khảo thông tin khuyến mãi tại Cùng Mua: http://www.cungmua.com/

15 loại gia vị, hương liệu giúp món ăn ngon hơn

Rượu hoặc gừng để khử mùi tanh của cá; húng quế, lá bạc hà tạo hương thơm cho thịt bò... 

Đường, muối, tiêu, tỏi... là những gia vị rất quen thuộc trong bếp nhà bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng sử dụng đúng cách. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga giúp bạn nấu ăn ngon hơn.

Ớt bột

Để món ăn có thêm chút màu sắc thì ớt bột là một lựa chọn phù hợp. Mùi vị của ớt bột không quá cay nồng như ớt tươi nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Gừng và hành khô


Sau khi cá sôi 6-7 phút cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh tốt nhất. Hành có thể thêm vào sớm hơn, khi đổ nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá làm cá thơm và ngon hơn.

Tỏi

Tỏi thường được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Những món xào, hầm, hoặc thịt chiên dùng tỏi là thích hợp nhất. Với rau xào, tỏi được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn.

Tiêu

Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Tiêu xay càng để lâu càng mất mùi, nên tốt nhất là bạn chỉ xay một lượng vừa đủ dùng. Khác với tiêu xay, tiêu hạt thường được dùng khi còn xanh và thích hợp cho các món hầm.

Muối

Trong các loại muối, muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì chúng có hàm lượng natri thấp, lại chứa iốt. Muối thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp.

Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt thì nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Đường

Bạn nên cho đường vào món ăn trước khi cho muối để tránh sự bay hơi của muối, làm món ăn không đậm đà. Khi làm các món rán và nướng, chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.

Bột cà ri



Không chỉ là gia vị chính để nấu món cà ri, bột cà ri còn được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, heo và gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn. 

Nước tương

Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.

Nước mắm

Nước mắm là loại gia vị đặc trưng trong chế biến món ăn Việt Nam. Ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, nước mắm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất đạm và các loại vitamin A, D và B12. Do đó, khi chế biến, không nên đun lâu nước mắm trên bếp.

Với món canh, nước mắm được cho vào canh sau cùng, rồi bắc ra ngay. Không nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi. Với món thịt kho, nên kho thịt gần mềm với các loại gia vị khác rồi mới cho nước mắm vào, kho thêm một thời gian ngắn nữa, thịt không bị cứng và thơm ngon hơn.

Bột ngọt

Khi nấu đến nhiệt độ hơn 120oC, bột ngọt sẽ biến thành sodium glutamate, không chỉ làm mất hương vị thức ăn mà còn gây ra chất độc hại. Tốt nhất nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong.

Dấm

Khi nấu canh rau hay luộc rau, nên cho thêm một chút dấm giúp giữ lại vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Rượu trắng

Khi nấu món cá, cho thêm một chút rượu có thể loại bỏ mùi tanh và tạo hương thơm cho món ăn. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

Dầu ăn

Nhiệt độ dầu lên đến trên 200oC, dầu có thể sản sinh ra một khí độc hại được gọi là “acrolein”. Nó là thành phần chính khiến dầu ăn sản sinh ra một lượng lớn peroxide gây ung thư. Hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.

Thìa là


Đây là rau thường được dùng cho các món súp, canh riêu cá hoặc các món có rau xanh. Hương thơm của thìa là giúp khử mùi tanh của cá và những loại thịt có mùi hơi đậm. Riêng với rau xanh, thìa là mang lại hương vị lạ, làm mới các món rau thường dùng.

Các loại rau mùi như húng quế, húng tây, bạc hà

Trộn thịt bò với húng quế, húng tây, lá bạc hà thịt sẽ có hương thơm tự nhiên rất ngon. Trộn vài gia vị như hồi, húng quế, lá thìa là, rau mùi, nước chanh... với thịt lợn sẽ làm món thịt này thơm hơn. Thịt vịt sẽ rất hấp dẫn khi ướp cùng lá bạc hà, lá hương thảo trước khi chế biến.

Quế

Với hương thơm nồng và vị cay, nóng ấm, quế chính là loại gia vị phù hợp với các món ngọt. Một chút quế sẽ giúp các món bánh nướng tỏa mùi thơm ngát và trở nên ngọt ngào hơn. Quế còn được cho vào một số loại đồ uống nóng như trà, kèm với chút mật ong sẽ mang đến một thức uống vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Trà

Trà xanh dùng trong một số món nướng giúp tăng hương vị cho món ăn. Trà đen có thể được dùng trong các món súp và nước sốt thịt để tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng cho món ăn. 

Khuyến mãi mua sắm tại Cùng Mua: http://www.cungmua.com/

Mẹo chọn mua hải sản tươi ngon

Càng cua mọng nước là cua xốp nên không ngon, ấn tay vào yếm cua thấy rắn chắc hẳn hàng có nhiều thịt. Cá tươi mắt còn trong, mang đỏ. 

Dưới đây là cách đơn giản giúp bạn có thể lựa chọn mua những loại hải sản tươi sống.

Chọn mua cua, ghẹ

- Nhìn càng cua, nếu thấy mọng nước là cua xốp, không ngon. Lớp vỏ bên ngoài có màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt. Chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.

- Quan sát màu sắc của ghẹ, nên chọn ghẹ có yếm màu đỏ, chân ghẹ co lại là ghẹ còn tươi. Đừng nên chọn ghẹ lớn, những con vừa sẽ cho thịt thơm và ngon hơn.

- Nếu ăn ghẹ thịt nên bấm vào sát phần yếm, gần mái chèo, nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt.. Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc.

- Trong những ngày trăng tròn, bạn không nên mua cua, ghẹ vì sẽ bị ốp (thịt nhão, mềm) không ngon.

Chọn mua tôm

- Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, đưa lên mũi ngửi thấy không có mùi tanh, ươn là được.

Tôm còn tươi có lớp vỏ cứng, trong, thân tôm săn chắc

- Tùy từng loại tôm mà bạn có những cách phân biệt khác nhau. Với tôm hùm, những con còn tươi ngon là tôm có càng xanh trong, vỏ tươi bóng. Tôm he khi cầm lên xem, tôm còn nhảy tanh tách, có màu hồng trắng, mắt xanh, đó mới là tôm ngon và còn khoẻ.

- Tôm sắt khoẻ và ngon là tôm còn tươi, có màu hồng trắng, nếu tôm có màu hồng đậm là tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng. Tôm sú thì có vỏ bóng, trơn, sống giữa thân tôm tươi và trong, đó mới là tôm ngon, chắc thịt.

Chọn mua ốc, sò

- Lựa những con ốc có lớp mày nằm bên ngoài, khi đụng tay vào thì lớp mày khép chặt lại. Ốc tươi không có mùi, ốc chết, ươn có mùi tanh rất khó chịu. 

Ốc tươi hay há miệng, khi đụng vào lớp mày bên trên khép kín lại
- Với các loại sò, lựa chọn những con còn há miệng, khi đụng vào khép miệng lại là được. Riêng những con sò ngậm chặt miệng, nêu đưa lên mũi ngửi thấy không có mùi hôi là được. Tùy loại sò mà bạn lựa chọn khác nhau, với sò lông, sò dương... nên chọn những con vừa ăn, không lớn quá vì thịt sò dai. Sò huyết thì không nên chọn con nhỏ, khi chế biến thịt sò teo lại, không ngon.

- Riêng với nghêu, bạn phải chọn những con khép chặt miệng, những con mở miệng là  con bị chết, không nên mua. 

Chọn mua cá

- Cá mới đánh bắt lên mắt còn tươi, trong. Mang cá có màu đỏ tươi, không bị thâm đen. Dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại là còn tươi. Với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng bóng, không bị bong tróc.

Chọn mua mực

- Mực có nhiều loại như mực ống, mực nang, mực trứng, mực cơm... Có những cách lựa chọn giống nhau như mực dày mình, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da vẫn bao quanh đều. Đầu mực vẫn còn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Với mực nang, bạn nên chọn con to, thịt có màu trắng đục; mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, đưa lên mũi không có mùi tanh là được.

Tham khảo các sản phẩm, dịch vụ ăn uống đang khuyến mãi tại Cùng Mua: http://www.cungmua.com/nha-hang-quan-an-gia-re_c53.html


Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Phở – Món ăn truyền thống đặc sắc

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá câyrau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm,…




Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gàvà gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi,… “Bánh phở”, theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

Văn hóa ăn phở

Những quán phở Việt Nam vẫn giữ những thói quen là ít khi mang thực đơn cho khách hàng mà khách sẽ phải tự chọn loại phở gì (ví dụ: phở bò, phở gà…). Phở được đựng trong tô. Thông thường thì những bàn ăn được đánh số để phục vụ, trên đó có sẵn đũa,muỗng và những gia vị kèm theo phở như: tương, chanh, nước mắm, ớt…


Phá cách

Ngoài những kiểu chế biến truyền thống, ngày nay người ta còn tạo ra nhiều loại phở khác như phở cuốn, phở áp chảo, phở xào, phở bò viên sa tế ,…. và phở trong công nghiệp đóng gói như phở ăn liền, phở chay, phở công nghiệp, …

Tại Hà Nội đang thịnh hành ăn phở với quẩy trong khi người Sài Gòn chỉ ăn quẩy với cháo. Người Gia Lai có món phở khô hay còn gọi là “phở hai tô” với sợi phở nhỏ và dai như sợi hủ tiếu Mỹ Tho và chén nước dùng để riêng


Phở ở Hà Nội

Ở Hà Nội, phở là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội không biết đã có từ bao giờ. Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu,giấm ớt, lát chanh thái. Những hiệu phở ở Hà Nội đã lưu truyền 3 đời như: phở Phú Xuân ở phố Hàng Da vốn là những người gốc làng Phú Gia, Phú Thượng,Tây Hồ, Hà Nội; phở Bắc Nam ở phố Hai Bà Trưng; phở Gà Nam Ngư, phở mậu dịch xếp hàng…

Phở bò Nam Định

Phở bò Nam Định Là một món ăn phổ biến của Nam Định, phở Nam Định cũng có những đặc điểm chung như phở của các vùng khác là gồm bánh phở, nước phở, thịt bò hoặc thịt gà, và một số gia vị kèm theo, nhưng lại mang cái khác toàn diện mà khó có thể nhầm lẫn được, bánh phở Nam Định là loại đặc biệt có sợi nhỏ ngon và mềm, khác với sợi bánh của vùng khác. Thịt bò được thái mỏng đập dập, nhúng và vớt trong khoảng thời gian phù hợp nên ăn mềm mà vẫn giữ được độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt… Và nếu nói đến nước thì thường mang tính “gia truyền” những người thợ làm phở thường giấu kín bí quyết pha chế nước phở của mình và chỉ truyền cho thế hệ sau trong gia đình mà thôi.

Phở Sài Gòn

Phở tại miền Nam thường phải bán đi kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ và chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), đó là những loại rau bắt buộc phải có, thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Sau này, nhiều quán còn thêm vào đĩa rau đó: ngò ôm (rau ngổ), húng Láng, hành lá dài, các loại rau thơm khác…. Nước phở (nước lèo) thường không được bỏ bột ngọt (mì chính) như ở Hà Nội và có màu hơi đục, không trong như phở Bắc, đôi khi ngọt hơn, béo hơn và nấu bằng xương gà, thêm con khô mực hoặc củ hành nướng và gừng nướng.

[Tin tổng hợp]

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

5 món lẩu ngon cho ngày hè

Lẩu cua đồng, lẩu gà hấp hèm, lẩu cá đuối... là những món lẩu với hương vị thanh mát thích hợp trong những ngày hè nóng bức. ( hoặc đi ăn buffet tại nhà hàng)

1. Lẩu cua đồng

Lẩu cua đồng là một món ăn dân dã có ở nhiều vùng miền với nhiều hương vị khác nhau. Món ăn trông đơn giản nhưng khâu chế biến lại cầu kỳ, nhất là phần riêu cua. Muốn riêu cua ngon, phải chọn những được những con cua chắc thân, còn sống. Có như thế, riêu cua mới thơm ngon và kết thành mảng. Cua rửa sạch, bóc vỏ lấy gạch cua để riêng rồi giã nhuyễn. Sau đó đem lọc kỹ với nước, đun sôi cho thịt cua nổi lên, vớt ra bát, phần nước để làm nước dùng.


Khi ăn, đun sôi nồi nước dùng, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi cho riêu cua nổi lên trên mặt. Tiếp đó, cho thêm các loại hải sản như tôm, mực, chả cá làm tăng thêm vị ngọt của nước dùng. Ăn kèm là bún tươi và các loại rau như: cải xanh, bông bí, rau nhút, kèo nèo,… tất cả hòa quyện lại tạo nên sự thanh mát và cho món ăn không bị ngấy.

2. Lẩu cá đuối

So với nhiều món lẩu khác, lẩu cá đuối không có gì đặc biệt nhưng lại hấp dẫn bởi sự lạ miệng. Nồi lẩu nóng hổi, vị chua của măng chua, vị ngọt và hơi dai của cá khiến cho hương vị món lẩu bình dân này trở nên ngon miệng hơn rất nhiều.
Lẩu cá đuối với tính hàn thích hợp trong ngày trời nắng nóng.
Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.
Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai... Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát. 

3. Lẩu gà hấp hèm

Điều làm nên sự đặc biệt, hấp dẫn cho món ăn này chính là vị chua thanh của nước lẩu được nấu từ hèm. Hèm là chất thải ra sau khi người dân nấu rượu, thường thì người ta tận dụng để làm thức ăn cho gia súc. Nhưng, từ chất thải tưởng chừng bỏ đi đấy, người dân ở đây dùng làm nguyên liệu chính để chế biến nên món lẩu gà hấp hèm vừa thơm ngon vừa lạ miệng.
Lẩu gà hấp hèm là món ăn quen thuộc của các quận ngoại thành TP. HCM
Trước khi nấu lẩu, lấy một lượng hèm vừa phải, vắt lấy nước, bỏ bã. Nước hèm để lắng, lọc lại một lần nữa để bỏ đi phần lợn cợn của bã hèm còn sót lại. Cho nước hèm vào nồi và đun sôi, nêm đường và các loại gia vị vừa ăn. Gà ta sau khi làm sạch, chặt thành từng lát vừa ăn, cho vào nồi, để lửa vừa cho đến khi thịt chín là được.
Rau ăn kèm chỉ có cải bẹ xanh, cải thảo và hành lá thái khúc. Thịt gà được nấu trong nước hèm nên chín mềm rất ngon, bên cạnh đó là vị ngọt của rau cải, vị chua thanh của nước lẩu rất vừa ăn và ngon miệng.

4. Lẩu cá thác lác khổ qua

Món ăn có đầy đủ các nguyên liệu như cá thác lác, xương lợn, tôm khô, khổ qua, bún tươi, ớt… Thành phần làm nên sự hấp dẫn của món lẩu này là cá thác lác và nước dùng. Chả cá thác lác muốn dai thì thịt cá phải tươi ngon, trộn thịt cá với ít muối, hành ngò, hạt nêm, tiêu…quết thật nhuyễn và vo viên tròn. Khổ qua rửa sạch, cắt đôi, bổ ruột, thái mỏng. Rau thơm rửa sạch, nhặt lá sâu, hành ngò xắt nhuyễn. Ớt xắt lát mỏng.
Đơn giản với cá thác lác và khổ qua nhưng đây là món lẩu có tác dụng giải nhiệt rất tốt
Nước dùng được lấy từ nước hầm xương, đun sôi với ít tôm khô cho có thêm vị ngọt, nêm gia vị cho vừa ăn. Đặt nồi lẩu lên bếp, cho sôi, sau đó cho chả cá vào, khi cá chín, cho tiếp khổ qua. Cá thác lác ngon dai, có nhiều đạm. Khổ qua có tính giải nhiệt, mát. Vì vậy, nếu kết hợp cả hai với nhau sẽ tạo nên một món lẩu vừa ngon miệng, vừa mang tính lành rất có lợi cho sức khỏe.

5. Lẩu ghẹ xanh nấu dứa

Trong những ngày hè nắng nóng, món lẩu ghẹ nấu dứa ăn kèm rau muống thơm phức là món ăn ngon mà không phải ai cũng có thể bỏ qua. Ghẹ sơ chế rửa sạch, cắt đôi. Rau muống nhặt rửa sạch, bỏ bớt lá, vò qua hơi dập. Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng. Cà chua bổ cau, dứa gọt vỏ, thái lát hơi dày.
Vị chua chua ngọt ngọt của nồi lẩu là điểm kích thích của món ăn này
Đun nước sôi, cho ghẹ, gừng vào đun tới khi ghẹ chín hẳn. Tiếp đến cho dứa, cà chua vào đun sôi, nêm lại gia vị cho vừa miệng. Nồi lẩu nghi ngút khói, nước lẩu ngọt lại rất thanh mát, là món ăn giải nhiệt rất tốt dành cho bạn và gia đình.

Cùng Mua sưu tầm